HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN: MÔN SINH, KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP

Thứ bảy - 29/09/2018 08:37
                                                           HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
                                                 MÔN SINH, KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP CẤP THCS
                                                                                Năm học 2018 - 2019
 
I. Thực hiện kế hoạch giáo dục
Tiếp tục triển khai thực hiện Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH ngày 03/10/2017 hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất HS từ năm học 2017-2018 (có hướng dẫn bổ sung tại Công văn số 5131/GDĐT-GDTrH ngày 01/11/2017), trong đó tập trung vào các nội dung:
- Tiếp tục tinh giản những nội dung dạy học vượt quá mức độ cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành; điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học, hoạt động giáo dục.
- Xây dựng kế hoạch giáo dục của từng môn học, hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường theo hướng sắp xếp lại các tiết học trong sách giáo khoa nhằm tạo thuận lợi cho việc áp dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực; chú trọng giáo dục đạo đức và giá trị sống, rèn luyện kĩ năng sống, thực hành pháp luật.
 Kế hoạch dạy học của tổ/nhóm chuyên môn, GV phải được lãnh đạo nhà trường phê duyệt trước khi thực hiện, được phòng GDĐT xác nhận và là căn cứ để kiểm tra, giám sát trong quá trình thực hiện.
- Quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của tổ/nhóm chuyên môn được thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 10801/SGDĐT-GDTrH ngày 31/10/2014 của Sở GDĐT Hà Nội.
  1. Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học
Tiếp tục đổi mới đồng bộ phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục; tăng cường mối quan hệ thúc đẩy lẫn nhau giữa các hình thức và phương pháp tổ chức hoạt động dạy học - giáo dục, đánh giá trong quá trình dạy học - giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục nhằm phát triển năng lực và phẩm chất học sinh.
- Xây dựng kế hoạch bài học theo hướng tăng cường, phát huy tính chủ động, tích cực, tự học của HS thông qua việc thiết kế tiến trình dạy học thành các hoạt động học để thực hiện cả ở trên lớp và ngoài lớp học; tiếp tục quán triệt tinh thần giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kĩ thuật - toán (Science - Technology - Engineering – Mathematic: STEM) trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông ở những môn học liên quan.
Triển khai có hiệu quả hoạt động nghiên cứu khoa học của HS và Cuộc thi khoa học kĩ thuật năm học 2018-2019 theo hướng dẫn của Phòng GD&ĐT.
- Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho HS luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
  1.  
- Giao quyền tự chủ cho các đơn vị trong việc kiểm tra, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ theo quy định; chỉ đạo và tổ chức chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế ở tất cả các khâu ra đề, coi, chấm và nhận xét, đánh giá HS trong việc thi và kiểm tra; đảm bảo thực chất, khách quan, trung thực, công bằng, đánh giá đúng năng lực và sự tiến bộ của HS.
- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với HS: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc HS báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của HS.
- Thực hiện nghiêm túc việc xây dựng đề kiểm tra 1 tiết, cuối học kì, cuối năm học theo ma trận và viết câu hỏi phục vụ ma trận đề. Đề kiểm tra bao gồm các câu hỏi, bài tập (tự luận, trắc nghiệm) theo 4 mức độ yêu cầu: Nhận biết ; Thông hiểu ; Vận dụng ; Vận dụng cao  phù hợp với năng lực thực tế của HS và cập nhật yêu cầu đổi mới tuyển sinh vào lớp 10 THPT từ năm 2019-2020. Căn cứ vào mức độ phát triển năng lực của HS, GV và nhà trường xác định tỉ lệ các câu hỏi, bài tập theo 4 mức độ yêu cầu trong các bài kiểm tra trên nguyên tắc đảm bảo sự phù hợp với đối tượng và tăng dần tỉ lệ các câu hỏi, bài tập ở mức độ yêu cầu vận dụng, vận dụng cao.
- Kết hợp một cách hợp lí giữa hình thức tự luận với trắc nghiệm khách quan, giữa kiểm tra lí thuyết và kiểm tra thực hành trong các bài kiểm tra; tiếp tục nâng cao yêu cầu vận dụng kiến thức liên môn vào thực tiễn;
- Tăng cường tổ chức hoạt động đề xuất và lựa chọn, hoàn thiện các câu hỏi, bài tập kiểm tra theo định hướng phát triển năng lực để bổ sung cho thư viện câu hỏi của nhà trường. Tăng cường xây dựng nguồn học liệu mở (thư viện học liệu) về câu hỏi, bài tập, đề thi, kế hoạch bài học, tài liệu tham khảo có chất lượng trên trang mạng "Trường học kết nối" (httpHYPERLINK "http://truonghocketnoi.edu.vn/"://HYPERLINK "http://truonghocketnoi.edu.vn/"truonghocketnoiHYPERLINK "http://truonghocketnoi.edu.vn/".HYPERLINK "http://truonghocketnoi.edu.vn/"eduHYPERLINK "http://truonghocketnoi.edu.vn/".HYPERLINK "http://truonghocketnoi.edu.vn/"vn) của Sở, phòng GDĐT và các nhà trường.
Thống nhất số đầu điểm tối thiểu như sau:
- Với thời lượng 1 tiết / 1 học kỳ:
+ Hệ số 1:  kiểm tra thường xuyên ( hệ số 1) tối thiểu là 2 đầu điểm (1điểm KT miệng, 1 điểm 15 phút)
+ Hệ số 2:  1 điểm viết 45 phút, 1 điểm thực hành 45 phút
- Với thời lượng 2 tiết / 1 học kỳ
+ Hệ số 1:  kiểm tra thường xuyên ( hệ số 1) tối thiểu là 3 đầu điểm (1điểm KT miệng, 1 điểm 15 phút, 1 điểm thực hành 15 phút)
+ Hệ số 2:  1 điểm viết 45 phút, 1 điểm thực hành 45 phút
Trong đó lưu ý điểm thực hành phải đánh giá toàn bộ kiến thức, kỹ năng, thái độ trong các nội dung thực hành của cả học kỳ.
IV. Nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng đội ngũ
- Tham gia các đợt tập huấn cho CBQL, GV về các nội dung: Phương pháp và kĩ thuật dạy học theo mô hình trường học mới; đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS; công tác nghiên cứu khoa học kĩ thuật cho HS;
- Tiếp tục đổi mới sinh hoạt tổ/nhóm chuyên môn trong các trường, cụm trường THCS dựa trên nghiên cứu bài học; chú trọng xây dựng đội ngũ GV cốt cán các môn học. Chủ động triển khai các hoạt động chuyên môn trên trang mạng "Trường học kết nối"; tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên môn tại trường, cụm trường THCS, phòng GDĐT (trực tiếp và qua mạng) theo hướng dẫn tại Công văn số 10801/SGDĐT-GDTrH ngày 31/10/2014 của Sở.
- Tham gia có hiệu quả các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do SGD và PGD tổ chức; Khuyến khích giáo viên tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
Các kỳ thi trong năm học 2018 - 2019
* Kỳ thi học sinh lớp 9 cấp thành phố (tháng 3/2019)
- Nội dung: Toàn bộ chương trình Sinh học THCS (lớp 8,9)
* Thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học (dự kiến thi cấp Thành phố cuối tháng 11/2018).
- Tuyển sinh vào lớp 10 THPT: đầu tháng 6/ 2019
Môn Sinh chuyên thi nội dung gồm toàn bộ chương trình Sinh học THCS (lớp 6,7,8,9).
            Trên đây là một số định hướng chính. Phòng GD&ĐT đề nghị các ông (bà) Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn nghiên cứu kỹ, chỉ đạo giáo viên bộ môn thực hiện phù hợp với thực tế của đơn vị.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây