HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN : MÔN CÔNG NGHỆ
Thứ sáu - 28/09/2018 22:17
HƯỚNG DẪN HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
MÔN CÔNG NGHỆ (KTCN) THCS NĂM HỌC 2018 - 2019
Thực hiện Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2018-2019 của Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội, Phòng GD&ĐT hướng dẫn hoạt động chuyên môn bộ môn Công nghệ (KTCN) cấp THCS một số nội dung sau:
1. Về việc thực hiện quy chế chuyên môn và nội dung dạy học
- Tiếp tục thực hiện phân phối chương trình của Bộ GDĐT và hướng dẫn của Sở GD&ĐT Hà Nội đã ban hành. Căn cứ vào khung phân phối chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng nhóm chuyên môn xây dựng kế hoạch dạy học theo chuyên đề, phát huy năng lực của học sinh, phù hợp với điệu kiện của nhà trường. Kế hoạch dạy học của nhóm được ban giám hiệu nhà trường phê duyêt và Phòng GD&ĐT xác nhận.
- Kế hoạch dạy học tăng cường cho luyện tập, thực hành, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ...Việc kiểm tra, đánh giá học sinh thông qua , thực hành, bài báo cáo của học sinh ...
- Hồ sơ, sổ sách chuyên môn theo quy định, với cá nhân gồm có: Số điểm cá nhân, Sổ lưu đề kiểm tra, Sổ báo giảng, Giáo án, Sổ dự giờ, Hướng dẫn điều chỉnh nội dung môn học do Bộ GDĐT phát hành(Theo Công văn số 5842/BGDĐT-GDTH ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học GDPT); với tổ nhóm chuyên môn gồm có: Sổ sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, Sổ đăng kí đồ dùng dạy học.
- Rà soát nội dung môn Công nghệ với các môn học khác như Vật lí, Hóa để xây dựng nội dung dạy học theo hướng tích hợp liên môn phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường và địa phương, trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng.
- Các giáo viên lên lớp có kế hoạch bài dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học xác định những năng lực cần hướng tới, việc giao bài tập về nhà là những yêu cầu áp dụng kiến thức đã học với thực tế cuộc sống.
2. Về việc đổi mới dạy học
- Quán triệt đầy đủ mục tiêu về kiến thức và kỹ năng bộ môn theo Chương trình giáo dục phổ thông, chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng dẫn điều chỉnh nội dung,trên cơ sở đó, xác định đúng trọng tâm, mức độ kiến thức, kĩ năng các yêu cầu của từng bài học một cách hợp lý.
- Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá năng lực của người học, chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức…sang đánh giá năng lực vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết những vấn đề của thực tiễn. Trong một học kỳ nhóm chuyên môn xây dựng một chủ đề dạy học phát huy năng lực của học sinh.
- Chú trọng rèn luyện cho HS phương pháp tự học, tự nghiên cứu sách giáo khoa để tiếp nhận và vận dụng kiến thức mới thông qua giải quyết nhiệm vụ học tập đặt ra trong bài học; dành nhiều thời gian trên lớp cho HS luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận, bảo vệ kết quả học tập của mình; GV tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng.
- Chú trọng đánh giá thường xuyên đối với HS: đánh giá qua các hoạt động trên lớp; qua hồ sơ học tập, vở học tập; đánh giá qua việc HS báo cáo kết quả thực hiện một dự án học tập, nghiên cứu khoa học kĩ thuật, báo cáo kết quả thực hành, thí nghiệm; đánh giá qua bài thuyết trình (bài viết, bài trình chiếu, video…) về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. GV có thể sử dụng các hình thức đánh giá nói trên thay cho các bài kiểm tra hiện hành. Khi chấm bài kiểm tra phải có phần nhận xét, hướng dẫn, sửa sai, động viên sự cố gắng, tiến bộ của HS.
- Giáo viên có thể tham khảo các tài liệu trên website của Bộ GDĐT. Giáo viên cần tích cực tham gia Trường học kết nối để trao đổi chuyên môn.
3. Sinh hoạt chuyên môn
- Sinh họat tổ nhóm chuyên môn cần lưu ý: thống nhất nội dung các bài kiểm tra định kỳ, các bài khó trong chương trình....
- Nhóm chuyên môn phải xây dựng ít nhất một chuyên đề về dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.
- Một số chuyên đề có thể lựa chọn trong sinh hoạt chuyên môn:
+ Xây dựng ma trận đề kiểm tra, đánh giá;
+ Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu...
+ Phương pháp tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm, dạy học theo dự án.
+ Hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
4. Các kỳ thi trong năm
- Sở GDĐT Hà Nội sẽ tổ chức thi nghề phổ thông (có Hướng dẫn cụ thể sau). Các trường tổ chức giáo dục nghề phổ thông môn Điện dân dụng cần chú ý rèn kỹ năng lắp các mạch điện dân dụng sử dụng đèn sợi đốt cho học sinh.
5. Chế độ cho điểm:
5.1 Lớp 6
Hệ số
HK |
Số tiết/tuần |
Hệ số 1 |
Hệ số 2 |
Học kì |
|
M |
V |
TH |
|
V |
TH |
|
Học kì I |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
Học kì II |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
5.2 Lớp 7
Hệ số
HK |
Số tiết/tuần |
Hệ số 1 |
Hệ số 2 |
Học kì |
|
M |
V |
TH |
|
V |
TH |
|
Học kì I |
1 |
1 |
1 |
|
1 |
1 |
1 |
|
Học kì II |
2 |
1 |
2 |
|
1 |
1 |
1 |
|
5.3 Lớp 8
Hệ số
HK |
Số tiết/tuần |
Hệ số 1 |
Hệ số 2 |
Học kì |
|
M |
V |
TH |
|
V |
TH |
|
Học kì I |
1 |
1 |
|
1 |
1 |
|
1 |
|
Học kì II |
2 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
1 |
|
5.4 Lớp 9
Hệ số
HK |
Số tiết/tuần |
Hệ số 1 |
Hệ số 2 |
Học kì |
|
M |
V |
TH |
|
V |
TH |
|
Học kì I |
1 |
1 |
|
1 |
|
1 |
1 |
|
Học kì II |
1 |
1 |
1 |
|
|
1 |
1 |
|
Trên đây là một số định hướng chính, các trường căn cứ các văn bản hướng dẫn của Bộ GDĐT, Sở GDĐT Hà Nội , PGD&ĐT Ứng Hòa và tình hình thực tế để xây dựng Kế hoạch công tác của bộ môn.