TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HÈ 2023
- Thứ ba - 19/09/2023 17:46
- In ra
- Đóng cửa sổ này
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HÈ 2023
TRƯỜNG THCS LƯU HOÀNG
Thứ nhất, ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. Cách mạng ở các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) hoàn toàn có thể chủ động giành thắng lợi, không phụ thuộc việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi hay không.
Thứ hai, ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng: Nêu cao tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”.
Thứ ba, ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng.
Thứ tư, ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Muốn vậy, quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ chức nhằm huy động, tập hợp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của mọi lực lượng quần chúng trên cùng một mặt trận, biến thành sức mạnh của quần chúng thành sức mạnh cách mạng.
Thứ năm, ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc.
2. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thứ nhất, xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài: từ những ngày đầu đấu tranh cách mạng đến tận trước lúc đi xa, Bác luôn coi trọng nhân tài, mong muốn xây dựng đất nước hùng cường: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Thứ hai, thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Thứ ba, xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch vớỉ sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.
Thứ tư, phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác
Có thể khẳng định, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị chỉ đạo thực tiễn và nghiên cứu lý luận về sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sở, nền tảng tư tưởng đặc biệt quan trọng để Đảng đổi mới tư duy lý luận, nắm bắt thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, hoạch định đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới trong các giai đoạn cách mạng để Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.
Ý chí, khát vọng độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, hùng cường cho dân tộc và tấm gương mẫu mực suốt đời phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, tư tưởng soi đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian tới đi vào chiều sâu, chất lượng, thiết thực, cần tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên. Nghiên cứu, thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:
Một là, cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ chính trị.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội.
Bốn là, nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
Năm là, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, nêu cao bản lĩnh chính trị, chống suy thoái về chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với làm”, “rèn luyện suốt đời”, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”.
Sáu là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng.
Bảy là, nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị.
Tám là, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.
Kết luận: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, các nhà quản lý, Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII “về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan" là một dấu mốc và bước ngoặt đặc biệt quan trọng trên con đường xây dựng, phát triển Thủ đô. Nếu không có chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Hà Nội ngày nay sẽ không có không gian đủ tầm để phát triển, trở thành “Thành phố vì hoà bình”. Kết quả cụ thể như sau:
1/ Hà Nội giữ vai trò đầu tàu về kinh tế
Trong 15 năm qua, Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao hơn và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. Theo thống kê, bình quân giai đoạn 2011-2022, GRDP của Hà Nội tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước (cả nước tăng 5,94%/năm. Quy mô GRDP năm 2022 (theo giá cố định 2010) đạt 772,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 2010. Thu nhập tính theo GRDP tăng lên, bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng (giá hiện hành) - khoảng 5.950 USD, gấp 1,45 lần cả nước (khoảng 4.110 USD) gấp 3,5 – 3,8 lần so với năm 2008 (37,4 triệu đồng - khoảng 1.697 USD).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện từng bước, gắn với niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước được nâng lên. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 2008 đến nay đều hoàn thành và vượt dự toán thu được Trung ương giao.
Thành phố đã ban hành và thực hiện các kế hoạch hàng năm về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư... Niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dần được nâng lên. Giai đoạn 2008-2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động tăng hàng năm 11,04%. So với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, mặc dù Hà Nội chỉ bằng 21,2% và 1% tương ứng về diện tích, 41,7% và 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tương ứng 47,46% và 12,59% về GRDP, 52,48% và 17,07% về thu ngân sách nhà nước, 14,19% và 4,61% kim ngạch xuất khẩu, 29,77 và 10,77% kim ngạch nhập khẩu của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tầu và là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.
Hà Nội đang tiếp tục không ngừng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, thực hiện cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư và gắn bó với Thủ đô, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố. Hà Nội đang hướng đến phát triển thành “thành phố thông minh” với việc cải thiện hạ tầng; ứng dụng khoa học - công nghệ vào hệ thống chính quyền điện tử trong quản lý; bảo vệ và cải thiện môi trường; phát triển các dịch vụ công và phúc lợi xã hội…
2/ Bước thay đổi lớn về diện mạo cả đô thị và nông thôn
Từ thực tế, mỗi người đều có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Hà Nội trước thời điểm chưa mở rộng và Hà Nội hôm nay. Sự phát triển mang tính bứt phá, xóa nhòa dần đi những hình ảnh khó khăn của những vùng nông thôn xa, vùng miền núi.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội gắn với thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã có bước thay đổi lớn về diện mạo đô thị, nông thôn. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành đã tạo nên không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô sau 15 năm phát triển. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín.
Đặc biệt, vừa qua, cùng với các tỉnh liên quan, Hà Nội đã khởi công Dự án đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội. Đây là dự án có tính chất liên vùng đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 –NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự án phát triển đô thị; tạo động lực mới để phát triển đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh (Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên). Đồng thời, phân luồng giao thông từ xa, giảm tải áp lực giao thông lên hệ thống đường giao thông hiện có giúp Hà Nội sáng hơn, xanh hơn, sạch hơn. Thực hiện chỉnh trang, cải tạo, xây mới nhiều vườn hoa, công viên; trồng cây xanh đồng bộ với hạ ngầm hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc nhằm hình thành văn minh đô thị, một số tuyến phố kiểu mẫu.
Từ các chương trình công tác của Thành ủy, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, Hà Nội đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới (còn 3 huyện: Mỹ Đức, Ứng Hoà, Ba Vì đang thẩm định, hoàn thiện hồ sơ); 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; đã có 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nhờ đó, khu vực nông thôn Hà Nội có bước chuyển mình và phát triển rõ nét theo hướng ngày một văn minh, hiện đại, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao.
Hiện nay, Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và các đồ án quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh, quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn Thành phố.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 7/2/2023 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực, thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 7,5% - 8%; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 8.300-8.500 USD, đến năm 2030 đạt khoảng 12.000 - 13.000 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2025 đạt khoảng 17%, đến năm 2030 đạt khoảng 20%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đến năm 2025 đạt khoảng 30%, đến năm 2030 đạt khoảng 40%; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 80%. Năng suất lao động tăng bình quân đến năm 2025 đạt 7,0-7,5%, đến năm 2030 đạt 7,5%...
Mặc dù, Hà Nội đã phát huy khá tốt những nguồn lực mới để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nên những hệ lụy, những khó khăn, thử thách nảy sinh là khó tránh khỏi. Đó là sự gia tăng dân số nhanh, hạ tầng kỹ thuật còn sự chênh lệch giữa các vùng miền..., Riêng về vấn đề mất cân đối trong phát triển đô thị, phát triển hạ tầng xã hội không theo kịp sự phát triển của nhà ở và dân cư, đòi hỏi thành phố phải tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, để có phương án giải quyết hiệu quả nhất.
Vừa qua, HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh. Hiện thành phố cũng đang tập trung đầu tư chuẩn bị các điều kiện để xây dựng các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận; tỷ lệ đô thị hóa đạt 49,2%.
Các tuyến đường giao thông được mở rộng trong đó có tuyến đường liên tỉnh Hà Nội- Hà Nam- Ninh Bình (Tỉnh lộ 426 Ba Sao- Tam chúc- Bái Đính) nhằm thu hút sự đầu tư phát triển Khu công nghiệp, Du lịch tâm linh… nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân các vùng ngoại thành của Thủ đô…
I/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1/ Quy mô mạng lưới trường, lớp được mở rộng.
2/ Hệ thống giáo dục phát triển theo hướng mở, đa dạng. Đã thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học; phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá đồng bộ với đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học.
3/ Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường về cả số lượng và chất lượng với cơ cấu ngày càng hợp lý, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
4/ Cơ sở vật chất trường, lớp và thiết bị dạy học, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa.
5/ Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; xóa mù chữ mức độ 2.
6/ Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ ở từng cấp học. Giáo dục mầm non thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Giáo dục phổ thông từng bước chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Hơn 99% học sinh tốt nghiệp THCS. Kết quả tốt nghiệp THPT hằng năm đều trên 98%.
7/ Việc ứng dụng CNTT trong dạy- học và quản lý có kết quả nổi bật, đáp ứng với điều kiện thực tiễn trước sự phát triển của công nghệ chuyển đổi số, phù hợp với tình hình diễn biến phức tạp khi dịch bệnh, thiên tai xảy ra.
8/ Tạo cơ hội, môi trường để đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý kế hoạch dạy học.
9/ Công tác xây dựng Đảng trong trường học được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, nhất là công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Đến nay, 100% các trường học đều có chi bộ độc lập; Các chi bộ đảng đã phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo các đơn vị trường học theo quy định. Chú trọng công tác phát triển đảng viên ở bậc học THPT.
10/ Công tác kiểm tra, giám sát được các cấp ủy và ngành giáo dục nghiêm túc thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW tại các trường học. Chỉ đạo tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, đạt kết quả cao; công tác thi đua, khen thưởng được đổi mới, kịp thời động viên và nhân rộng các điển hình tiên tiến ngành giáo dục;
11/ Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo bình quân đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
II/ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1/ Quy mô mạng lưới trường, lớp các cấp học trên địa bàn có phát triển nhưng chưa hợp lý, chưa đáp ứng nhu cầu học tập của người học đặc biệt là nội thành Hà Nội do tốc độ đô thị hoá cao.
2/ Đội ngũ giáo viên vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Việc tuyển dụng giáo viên còn nhiều bất cập. Chế độ chính sách cho nhà giáo còn hạn chế, thu nhập chưa đáp ứng được với cuộc sống nên nhiều giáo viên bỏ nghề. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên còn chưa đáp ứng kịp với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
3/ Việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã được tiến hành 2/3 lộ trình nhưng vẫn còn có những bất cập về sách giáo khoa, thiết bị dạy học… CSVC chưa đáp ứng cho việc dạy đồng bộ môn Tin học.
4/ Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm công dân chưa sáng tạo, hiệu quả chưa cao...Vẫn còn hiện tượng CBQL, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Nổi cộm và gây bức xúc, làm giảm niềm tin trong nhân dân về ngành GD là vụ việc in ấn, phát hành và nâng giá sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo của Nhà xuất bản GD Việt Nam.
5/ Công tác xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động giáo dục còn hạn chế.
6/ Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức, sâu sát đến công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xem đổi mới giáo dục là nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục.
7/ Tình trạng bệnh thành tích, hiện tượng lạm thu trong các cơ sở giáo dục vẫn còn xảy ra, gây bức xúc cho PHHS. Hàng năm tổ chức quá nhiều các cuộc thi gây áp lực cho giáo viên, học sinh.
8/ Ngành Giáo dục đã thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 và 2017 - 2025, Chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm giai đoạn 2011 – 2020 song chất lượng môn ngoại ngữ còn thấp đặc biệt các trường ngoại thành.
Lưu Hoàng, ngày 20 tháng 8 năm 2023
Người báo cáo
Đặng Minh Huệ
BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HÈ NĂM 2023
Chuyên đề: “Học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.”
Phần thứ nhất:
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường,
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
1. Những nội dung cơ bản của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cườngChuyên đề: “Học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.”
Phần thứ nhất:
Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường,
khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thứ nhất, ý chí tự lực, tự cường là không phụ thuộc vào lực lượng bên ngoài, có quan điểm độc lập trong quan hệ quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: nhân tố mang tính quyết định của cách mạng giải phóng dân tộc chính là sức mạnh của toàn dân tộc. Cách mạng ở các nước thuộc địa (trong đó có Việt Nam) hoàn toàn có thể chủ động giành thắng lợi, không phụ thuộc việc cách mạng ở chính quốc có thắng lợi hay không.
Thứ hai, ý chí tự lực, tự cường là phải nhận thức rõ sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc với chủ nghĩa quốc tế trong sáng: Nêu cao tinh thần “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta” nhưng “phải củng cố tình đoàn kết hữu nghị giữa nhân dân ta và nhân dân các nước bạn, nhân dân Pháp, nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”.
Thứ ba, ý chí tự lực, tự cường là sự chủ động, chuẩn bị mọi mặt các điều kiện của cách mạng.
Thứ tư, ý chí tự lực, tự cường là đặc biệt chú trọng phát huy vai trò, sức mạnh của nhân dân: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. Muốn vậy, quần chúng nhân dân phải được vận động, rèn luyện và tổ chức nhằm huy động, tập hợp, phát huy cao nhất vai trò, sức mạnh của mọi lực lượng quần chúng trên cùng một mặt trận, biến thành sức mạnh của quần chúng thành sức mạnh cách mạng.
Thứ năm, ý chí tự lực, tự cường là quyết tâm bảo vệ và giữ vững nền độc lập dân tộc.
2. Những nội dung cơ bản trong tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Thứ nhất, xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, cường thịnh, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài: từ những ngày đầu đấu tranh cách mạng đến tận trước lúc đi xa, Bác luôn coi trọng nhân tài, mong muốn xây dựng đất nước hùng cường: “Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới”.
Thứ hai, thực hiện khát vọng đất nước giàu mạnh, cường thịnh trong điều kiện Đảng cầm quyền, xây dựng chế độ mới, mưu cầu hạnh phúc, ấm no cho nhân dân.
Thứ ba, xây dựng nền tảng kinh tế vững chắc, thực hiện một cách có kế hoạch vớỉ sự đồng lòng của Chính phủ và người dân.
Thứ tư, phát huy tối đa nội lực dân tộc, tranh thủ ngoại lực, có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.
Thứ năm, luôn xuất phát từ hoàn cảnh cụ thể của đất nước, vận dụng sáng tạo lý luận vào thực tiễn để đưa ra những quan điểm, chủ trương phù hợp; không giáo điều, máy móc trong học tập kinh nghiệm của nước khác
Có thể khẳng định, những chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh có giá trị chỉ đạo thực tiễn và nghiên cứu lý luận về sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước theo con đường của chủ nghĩa xã hội, trở thành cơ sở, nền tảng tư tưởng đặc biệt quan trọng để Đảng đổi mới tư duy lý luận, nắm bắt thực tiễn, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, hoạch định đường lối đổi mới tại Đại hội lần thứ VI của Đảng (12/1986) và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới trong các giai đoạn cách mạng để Việt Nam có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.
Ý chí, khát vọng độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, hùng cường cho dân tộc và tấm gương mẫu mực suốt đời phụng sự đất nước, phục vụ nhân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn là động lực, tư tưởng soi đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc, vì một Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
Phần thứ hai:
Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay.
Trước bối cảnh tình hình thế giới “tiếp tục có nhiều thay đổi rất nhanh, phức tạp, khó lường”, Đảng ta xác định phải tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, nâng cao tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng cống hiến, phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và nhiệm vụ cách mạng trong các giai đoạn lịch sử.Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh,
hạnh phúc trong giai đoạn hiện nay.
Để việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong thời gian tới đi vào chiều sâu, chất lượng, thiết thực, cần tập trung làm tốt ba nội dung: Học tập, làm theo Bác và nêu gương của cán bộ, đảng viên. Nghiên cứu, thực hiện hiệu quả các giải pháp sau:
Một là, cần nhận thức sâu sắc, thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Coi đây là công việc thường xuyên, không thể thiếu đối với mỗi cán bộ, đảng viên.
Hai là, các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể đưa nội dung làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào chương trình, kế hoạch hành động thực hiện nghị quyết của đảng bộ cấp mình, gắn với nhiệm vụ chính trị.
Ba là, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tham gia các phong trào thi đua yêu nước, lôi cuốn sự vào cuộc của toàn xã hội.
Bốn là, nêu cao trách nhiệm nêu gương trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí, tự lực, tự cường dân tộc, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh trong cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu.
Năm là, nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng phù hợp với điều kiện mới, làm cơ sở cho cán bộ, đảng viên tự giác tu dưỡng, rèn luyện, nêu cao bản lĩnh chính trị, chống suy thoái về chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức tu dưỡng, “nói đi đôi với làm”, “rèn luyện suốt đời”, thường xuyên “tự soi”, “tự sửa”.
Sáu là, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả việc nghiên cứu, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, theo hướng khoa học, sáng tạo, hiện đại và gắn lý luận với thực tiễn, phù hợp với từng đối tượng.
Bảy là, nâng cao tính khoa học, tính chiến đấu trong đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị.
Tám là, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát.
Kết luận: Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh về ý chí tự lực, tự cường và khát vọng xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc là sự vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh hiện nay, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển đất nước, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta trong công cuộc đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ sự nghiệp đổi mới đất nước, vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
TÀI LIỆU TUYÊN TRUYỀN
Tóm lược kết quả 15 năm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12.
Ngày 1/8/2023, đánh dấu tròn 15 năm kể từ ngày Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12.Tóm lược kết quả 15 năm Thủ đô Hà Nội mở rộng địa giới hành chính
theo Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, các nhà quản lý, Nghị quyết số 15/2008/NQ-QH12 của Quốc hội khóa XII “về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan" là một dấu mốc và bước ngoặt đặc biệt quan trọng trên con đường xây dựng, phát triển Thủ đô. Nếu không có chủ trương mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Hà Nội ngày nay sẽ không có không gian đủ tầm để phát triển, trở thành “Thành phố vì hoà bình”. Kết quả cụ thể như sau:
1/ Hà Nội giữ vai trò đầu tàu về kinh tế
Trong 15 năm qua, Hà Nội luôn duy trì tăng trưởng cao hơn và đóng góp tích cực vào tăng trưởng cả nước. Theo thống kê, bình quân giai đoạn 2011-2022, GRDP của Hà Nội tăng gấp 1,12 lần so với mức tăng chung cả nước (cả nước tăng 5,94%/năm. Quy mô GRDP năm 2022 (theo giá cố định 2010) đạt 772,2 nghìn tỷ đồng, gấp 2,17 lần so với năm 2010. Thu nhập tính theo GRDP tăng lên, bình quân đầu người năm 2022 đạt 141,8 triệu đồng (giá hiện hành) - khoảng 5.950 USD, gấp 1,45 lần cả nước (khoảng 4.110 USD) gấp 3,5 – 3,8 lần so với năm 2008 (37,4 triệu đồng - khoảng 1.697 USD).
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện từng bước, gắn với niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước được nâng lên. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn từ 2008 đến nay đều hoàn thành và vượt dự toán thu được Trung ương giao.
Thành phố đã ban hành và thực hiện các kế hoạch hàng năm về cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, phát triển doanh nghiệp, xúc tiến đầu tư... Niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước dần được nâng lên. Giai đoạn 2008-2022, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội huy động tăng hàng năm 11,04%. So với Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước, mặc dù Hà Nội chỉ bằng 21,2% và 1% tương ứng về diện tích, 41,7% và 8,1% về dân số nhưng Hà Nội đóng góp tương ứng 47,46% và 12,59% về GRDP, 52,48% và 17,07% về thu ngân sách nhà nước, 14,19% và 4,61% kim ngạch xuất khẩu, 29,77 và 10,77% kim ngạch nhập khẩu của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước. Kinh tế Thủ đô xứng đáng giữ vị trí đầu tầu và là động lực phát triển Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế của cả nước.
Hà Nội đang tiếp tục không ngừng hoàn thiện hệ thống hạ tầng, thực hiện cải cách hành chính, tinh giản bộ máy, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp, nhà đầu tư đến đầu tư và gắn bó với Thủ đô, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của thành phố. Hà Nội đang hướng đến phát triển thành “thành phố thông minh” với việc cải thiện hạ tầng; ứng dụng khoa học - công nghệ vào hệ thống chính quyền điện tử trong quản lý; bảo vệ và cải thiện môi trường; phát triển các dịch vụ công và phúc lợi xã hội…
2/ Bước thay đổi lớn về diện mạo cả đô thị và nông thôn
Từ thực tế, mỗi người đều có thể cảm nhận được sự khác biệt giữa Hà Nội trước thời điểm chưa mở rộng và Hà Nội hôm nay. Sự phát triển mang tính bứt phá, xóa nhòa dần đi những hình ảnh khó khăn của những vùng nông thôn xa, vùng miền núi.
Qua 15 năm thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc hội gắn với thực hiện Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội đã có bước thay đổi lớn về diện mạo đô thị, nông thôn. Nhiều dự án khu đô thị mới văn minh, hiện đại đã và đang hình thành đã tạo nên không gian đô thị, diện mạo mới cho Thủ đô sau 15 năm phát triển. Nhiều tuyến đường vành đai, trục hướng tâm, cầu được đầu tư, từng bước hình thành hệ thống giao thông đồng bộ, khép kín.
Đặc biệt, vừa qua, cùng với các tỉnh liên quan, Hà Nội đã khởi công Dự án đường Vành đai 4 -Vùng Thủ đô Hà Nội. Đây là dự án có tính chất liên vùng đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết số 15 –NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển thủ đô Hà Nội và Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự án phát triển đô thị; tạo động lực mới để phát triển đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh (Sóc Sơn, Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên). Đồng thời, phân luồng giao thông từ xa, giảm tải áp lực giao thông lên hệ thống đường giao thông hiện có giúp Hà Nội sáng hơn, xanh hơn, sạch hơn. Thực hiện chỉnh trang, cải tạo, xây mới nhiều vườn hoa, công viên; trồng cây xanh đồng bộ với hạ ngầm hệ thống cáp điện, thông tin liên lạc nhằm hình thành văn minh đô thị, một số tuyến phố kiểu mẫu.
Từ các chương trình công tác của Thành ủy, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, Hà Nội đã trở thành một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về xây dựng nông thôn mới. Đến nay, đã có 15/18 huyện, thị xã đạt chuẩn nông thôn mới (còn 3 huyện: Mỹ Đức, Ứng Hoà, Ba Vì đang thẩm định, hoàn thiện hồ sơ); 382/382 (100%) xã đạt chuẩn nông thôn mới; đã có 111 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 20 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nhờ đó, khu vực nông thôn Hà Nội có bước chuyển mình và phát triển rõ nét theo hướng ngày một văn minh, hiện đại, tỷ lệ hộ nghèo ngày càng giảm, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân được cải thiện rõ rệt, nhiều vùng được nâng cao.
Hiện nay, Thành phố đang đẩy nhanh tiến độ thực hiện lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 và các đồ án quy hoạch, đặc biệt là Quy hoạch phân khu các đô thị vệ tinh, quy hoạch xây dựng vùng huyện trên địa bàn Thành phố.
Chính phủ ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 7/2/2023 về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết cũng đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030, Thủ đô Hà Nội là thành phố “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”; trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng đồng bằng sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Thủ đô và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực, thế giới, phấn đấu phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực. Trong đó, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân hàng năm giai đoạn 2021-2025 tăng khoảng 7,5% - 8%; GRDP giai đoạn 2026-2030 tăng 8 - 8,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt khoảng 8.300-8.500 USD, đến năm 2030 đạt khoảng 12.000 - 13.000 USD. Tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GRDP đến năm 2025 đạt khoảng 17%, đến năm 2030 đạt khoảng 20%; tỷ trọng kinh tế số trong GRDP đến năm 2025 đạt khoảng 30%, đến năm 2030 đạt khoảng 40%; tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong giá trị sản xuất nông nghiệp đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 80%. Năng suất lao động tăng bình quân đến năm 2025 đạt 7,0-7,5%, đến năm 2030 đạt 7,5%...
Mặc dù, Hà Nội đã phát huy khá tốt những nguồn lực mới để đáp ứng yêu cầu phát triển lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, Hà Nội đang trong quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, nên những hệ lụy, những khó khăn, thử thách nảy sinh là khó tránh khỏi. Đó là sự gia tăng dân số nhanh, hạ tầng kỹ thuật còn sự chênh lệch giữa các vùng miền..., Riêng về vấn đề mất cân đối trong phát triển đô thị, phát triển hạ tầng xã hội không theo kịp sự phát triển của nhà ở và dân cư, đòi hỏi thành phố phải tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành rà soát, để có phương án giải quyết hiệu quả nhất.
Vừa qua, HĐND thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua Nghị quyết về việc tán thành chủ trương thành lập quận Đông Anh và các phường thuộc quận Đông Anh. Hiện thành phố cũng đang tập trung đầu tư chuẩn bị các điều kiện để xây dựng các huyện Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận; tỷ lệ đô thị hóa đạt 49,2%.
Các tuyến đường giao thông được mở rộng trong đó có tuyến đường liên tỉnh Hà Nội- Hà Nam- Ninh Bình (Tỉnh lộ 426 Ba Sao- Tam chúc- Bái Đính) nhằm thu hút sự đầu tư phát triển Khu công nghiệp, Du lịch tâm linh… nhằm tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân các vùng ngoại thành của Thủ đô…
Tóm lược kết quả đạt được
sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29/ NQTW
về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT ngành GD Thủ đô
sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29/ NQTW
về đổi mới căn bản toàn diện GD&ĐT ngành GD Thủ đô
I/ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1/ Quy mô mạng lưới trường, lớp được mở rộng.
2/ Hệ thống giáo dục phát triển theo hướng mở, đa dạng. Đã thực hiện đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học; phương pháp thi, kiểm tra, đánh giá đồng bộ với đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy học.
3/ Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được tăng cường về cả số lượng và chất lượng với cơ cấu ngày càng hợp lý, đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
4/ Cơ sở vật chất trường, lớp và thiết bị dạy học, cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tiếp tục được đầu tư theo hướng kiên cố hóa, chuẩn hóa và hiện đại hóa.
5/ Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; xóa mù chữ mức độ 2.
6/ Chất lượng giáo dục có nhiều tiến bộ ở từng cấp học. Giáo dục mầm non thực hiện tốt việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ góp phần giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Giáo dục phổ thông từng bước chuyển quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển năng lực và phẩm chất người học. 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học. Hơn 99% học sinh tốt nghiệp THCS. Kết quả tốt nghiệp THPT hằng năm đều trên 98%.
7/ Việc ứng dụng CNTT trong dạy- học và quản lý có kết quả nổi bật, đáp ứng với điều kiện thực tiễn trước sự phát triển của công nghệ chuyển đổi số, phù hợp với tình hình diễn biến phức tạp khi dịch bệnh, thiên tai xảy ra.
8/ Tạo cơ hội, môi trường để đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Tăng cường phân cấp quản lý, tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong xây dựng, quản lý kế hoạch dạy học.
9/ Công tác xây dựng Đảng trong trường học được quan tâm chỉ đạo thực hiện thường xuyên, nhất là công tác giáo dục chính trị tư tưởng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, giáo viên, nhân viên trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện. Đến nay, 100% các trường học đều có chi bộ độc lập; Các chi bộ đảng đã phát huy vai trò hạt nhân chính trị, lãnh đạo các đơn vị trường học theo quy định. Chú trọng công tác phát triển đảng viên ở bậc học THPT.
10/ Công tác kiểm tra, giám sát được các cấp ủy và ngành giáo dục nghiêm túc thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW tại các trường học. Chỉ đạo tổ chức các kỳ thi nghiêm túc, đạt kết quả cao; công tác thi đua, khen thưởng được đổi mới, kịp thời động viên và nhân rộng các điển hình tiên tiến ngành giáo dục;
11/ Chi ngân sách cho giáo dục và đào tạo bình quân đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước.
II/ TỒN TẠI, HẠN CHẾ
1/ Quy mô mạng lưới trường, lớp các cấp học trên địa bàn có phát triển nhưng chưa hợp lý, chưa đáp ứng nhu cầu học tập của người học đặc biệt là nội thành Hà Nội do tốc độ đô thị hoá cao.
2/ Đội ngũ giáo viên vẫn còn thừa, thiếu cục bộ. Việc tuyển dụng giáo viên còn nhiều bất cập. Chế độ chính sách cho nhà giáo còn hạn chế, thu nhập chưa đáp ứng được với cuộc sống nên nhiều giáo viên bỏ nghề. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên còn chưa đáp ứng kịp với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
3/ Việc triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đã được tiến hành 2/3 lộ trình nhưng vẫn còn có những bất cập về sách giáo khoa, thiết bị dạy học… CSVC chưa đáp ứng cho việc dạy đồng bộ môn Tin học.
4/ Công tác giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, giáo dục truyền thống, chấp hành pháp luật, ý thức trách nhiệm công dân chưa sáng tạo, hiệu quả chưa cao...Vẫn còn hiện tượng CBQL, giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Nổi cộm và gây bức xúc, làm giảm niềm tin trong nhân dân về ngành GD là vụ việc in ấn, phát hành và nâng giá sách giáo khoa, sách bài tập, sách tham khảo của Nhà xuất bản GD Việt Nam.
5/ Công tác xã hội hóa để đầu tư cơ sở vật chất và hỗ trợ các hoạt động giáo dục còn hạn chế.
6/ Một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa thật sự quan tâm đúng mức, sâu sát đến công tác đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; xem đổi mới giáo dục là nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục.
7/ Tình trạng bệnh thành tích, hiện tượng lạm thu trong các cơ sở giáo dục vẫn còn xảy ra, gây bức xúc cho PHHS. Hàng năm tổ chức quá nhiều các cuộc thi gây áp lực cho giáo viên, học sinh.
8/ Ngành Giáo dục đã thực hiện nghiêm túc chương trình, nội dung dạy học môn tiếng Anh theo Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020 và 2017 - 2025, Chương trình ngoại ngữ phổ thông 10 năm giai đoạn 2011 – 2020 song chất lượng môn ngoại ngữ còn thấp đặc biệt các trường ngoại thành.
Lưu Hoàng, ngày 20 tháng 8 năm 2023
Người báo cáo
Đặng Minh Huệ