HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN: MÔN THỂ DỤC
- Thứ bảy - 29/09/2018 08:39
- In ra
- Đóng cửa sổ này

HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ CHUYÊN MÔN CẤP THCS
MÔN THỂ DỤC NĂM HỌC 2018-2019.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2018-2019, Sở GDĐT Hà Nội hướng dẫn công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bộ môn Thể dục một số nội dung sau:
1- Thực hiện kế hoạch giáo dục
- Đảm bảo 100% các lớp học môn Thể dục nội khoá 2 tiết/tuần theo qui định của Bộ. Các trường tự xây dựng Kế hoạch giáo dục theo khung thời gian 37 tuần (HKI: 19 tuần & HK II: 18 tuần) đảm bảo thời gian kết thúc HK I, kết thúc năm học thống nhất toàn Thành phố.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc điều chỉnh nội dung dạy học môn Thể dục cấp THCS theo hướng tinh giảm những nội dung khó, những nội dung trùng lặp... nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện dạy học môn Thể Dục theo Công văn số 5842/BGĐT-VP, ngày 01/9/2011 của BGDĐT).
- Các trường có thể thống nhất một số nội dung dạy tự chọn phù phợp với xu hướng phát triển của địa phương và Thành phố có sự kế thừa của năm học trước;
- Trên cơ sở định hướng của Bộ, Sở,Phòng , các nhà trường chủ động xây dựng Kế hoạch giảng dạy bộ môn chi tiết. Kế hoạch này phải được BGH duyệt và phòng GDĐT xác nhận trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh, kiểm tra.
- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH ; tổ chức quản lý các hoạt động chuyên môn của trường qua mạng cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của BGDĐT; Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2018 của BGDĐT về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018-2019 và Công văn số 3630/SGDĐT-GDPT ngày 29/8/2018 của Sở.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; tránh tình trạng yêu cầu học sinh tập luyện với khối lượng và cường độ quá cao. Giáo viên phải bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để tổ chức hợp lý cho học sinh tập luyện cá nhân hoặc nhóm phù hợp giới tính, năng lực, tố chất, không gây căng thẳng, tạo được hứng thú cho học sinh khi tham gia tập luyện, luôn động viên khích lệ các em để giờ học đạt hiệu quả cao.
- Triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Một số biện pháp đổi mới dạy học:
+ Cải tiến phương pháp, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học;
+ Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; dạy học theo tình huống và tích hợp liên môn; dạy học định hướng hoạt động;
+ Tăng cường sử dụng phương tiện và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học;
+ Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo;
+ Chú trọng các PPDH đặc thù bộ môn;
+ Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.
- Việc thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; theo Quyết định số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ về việc Ban hành Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS-THPT; Công văn số 2642/BGDĐT-GDTrH ngày 04/5/2012 của Bộ về việc hướng dẫn cách đánh giá, xếp loại các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập, hoạt động giáo dục của mỗi học sinh ở mỗi lớp học, cấp học trong bối cảnh hiện nay cần:
+ Đánh giá được các năng lực khác nhau của mỗi học sinh;
+ Đảm bảo khách quan; công bằng; toàn diện; công khai; giáo dục và phát triển...
+ Quy định về kiểm tra thường xuyên (KTTX), kiểm tra định kì (KTĐK) như sau:
- Từng bước đưa Thể Dục vào nề nếp. Tiếp tục thực hiện tốt việc kiểm tra thể lực học sinh theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ GDĐT qui định về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.
2. Đảm bảo các qui định về chuyên môn
- Hồ sơ chuyên môn:
+ Nhóm trưởng: Kế hoạch hoạt động công tác môn Thể Dục năm học (được BGH phê duyệt); Sổ sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; Sổ dự giờ…
+ Cá nhân: Kế hoạch dạy học (được nhóm Trưởng (tổ Trưởng) thông qua và BGH phê duyệt); Sổ báo giảng; Giáo án (có thể soạn giáo án trên máy tính hoặc sử dụng giáo án cũ có bổ sung kiến thức mới);...
- Qui định 100% giáo viên lên lớp phải mặc trang phục thể thao.
- Đảm bảo tốt chế độ cho giáo viên đứng lớp giảng dạy môn Thể dục theo Quyết định số 51/QĐ-TTg, ngày 16/11/2012 qui định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao.
- Qui định trong giờ học thể dục 100% học sinh phải đi giày thể thao; khuyến khích các trường mặc đồng phục thể thao.
- Không xếp giờ dạy thực hành môn (TD) vào tiết 5 (buổi sáng) và tiết 1 (buổi chiều). Với các trường khó khăn về sân tập có thể bố trí giờ Thể dục trái với buổi học văn hoá và có thể xếp 2 tiết liền (trong điều kiện học trái ca) để tiện cho việc mặc đồng phục thể thao của học sinh khi tập luyện.
- Các trường tìm cách khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất: sân bãi, dụng cụ tập luyện, nâng cao hiệu quả sử dụng nhà thể chất, các đồ dùng, thiết bị dạy học được cung cấp và tự tạo các dụng cụ TDTT đơn giản, đa dạng, phù hợp với yêu cầu giáo dục và điều kiện thực tế của từng trường.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn tuyệt đối trong tập luyện. Cần lưu ý tới các trường hợp đặc biệt về sức khoẻ của học sinh (các bệnh mãn tính, cấp tính có nguy cơ bột phát liên quan đến vận động). Vận dụng linh hoạt việc đánh giá xếp loại đối với đối tượng này.
- Các trường bố trí 100% giáo viên chuyên trách để dạy môn Thể dục, tuyệt đối không bố trí giáo viên trái môn để giảng dạy môn Thể dục.
Lưu ý:
- Việc thi GVDG môn Thể dục tiến hành theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT.
3- Hoạt động ngoại khoá
- Hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ và bài thể dục chống mệt mỏi (hoặc bài thể dục nhịp điệu, bài dân vũ do giáo viên của trường biên soạn). Duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục nói trên đưa vào phần khởi động trong các giờ học thể dục chính khóa trong suốt năm học. Khi kết thúc buổi tập giáo viên (hoặc cán sự thể dục) điều khiển học sinh hô khẩu hiệu:
+ Rèn luyện thân thể: Đẩy mạnh học tập
+ Rèn luyện thân thể: Bảo vệ Tổ quốc
+ Rèn luyện thân thể: Kiến thiết đất nước
+ Thể dục - Khỏe
- Chỉ đạo các trường có điều kiện, trường học 2buổi/ngày thành lập các CLB TDTT: Bóng bàn, Bóng rổ, Bóng đá, Cầu lông, Đá cầu, Võ, Cờ tướng, Cờ vua, Dansport,... cho học sinh tập luyện ngoại khóa. Để duy trì hoạt động của các CLB TDTT này có thể sử dụng nguồn kinh phí được xã hội hóa để mua sắm thiết bị dụng cụ tập luyện, bồi dưỡng giáo viên, HLV huấn luyện.
Trên đây là một số định hướng chính chỉ đạo bộ môn Thể dục căn cứ vào các văn bản qui định, hướng dẫn của Bộ, Sở Phòng và tình hình thực tế ở địa phương để xây dựng Kế hoạch công tác của bộ môn.
MÔN THỂ DỤC NĂM HỌC 2018-2019.

Căn cứ vào nhiệm vụ năm học 2018-2019, Sở GDĐT Hà Nội hướng dẫn công tác chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn bộ môn Thể dục một số nội dung sau:
1- Thực hiện kế hoạch giáo dục
- Đảm bảo 100% các lớp học môn Thể dục nội khoá 2 tiết/tuần theo qui định của Bộ. Các trường tự xây dựng Kế hoạch giáo dục theo khung thời gian 37 tuần (HKI: 19 tuần & HK II: 18 tuần) đảm bảo thời gian kết thúc HK I, kết thúc năm học thống nhất toàn Thành phố.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc điều chỉnh nội dung dạy học môn Thể dục cấp THCS theo hướng tinh giảm những nội dung khó, những nội dung trùng lặp... nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phù hợp với mục tiêu giáo dục và điều kiện dạy học môn Thể Dục theo Công văn số 5842/BGĐT-VP, ngày 01/9/2011 của BGDĐT).
- Các trường có thể thống nhất một số nội dung dạy tự chọn phù phợp với xu hướng phát triển của địa phương và Thành phố có sự kế thừa của năm học trước;
- Trên cơ sở định hướng của Bộ, Sở,Phòng , các nhà trường chủ động xây dựng Kế hoạch giảng dạy bộ môn chi tiết. Kế hoạch này phải được BGH duyệt và phòng GDĐT xác nhận trước khi thực hiện và là căn cứ để thanh, kiểm tra.
- Trên cơ sở kế hoạch dạy học đã được phê duyệt, tổ/nhóm chuyên môn, giáo viên tổ chức sinh hoạt chuyên môn về đổi mới PPDH ; tổ chức quản lý các hoạt động chuyên môn của trường qua mạng cho mỗi chủ đề theo hướng dẫn tại công văn số 5555/BGDĐT-GDTrH ngày 08/10/2014 của BGDĐT; Công văn số 3711/BGDĐT-GDTrH ngày 24/8/2018 của BGDĐT về hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2018-2019 và Công văn số 3630/SGDĐT-GDPT ngày 29/8/2018 của Sở.
- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ PPDH nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn; tránh tình trạng yêu cầu học sinh tập luyện với khối lượng và cường độ quá cao. Giáo viên phải bám vào chuẩn kiến thức, kỹ năng để tổ chức hợp lý cho học sinh tập luyện cá nhân hoặc nhóm phù hợp giới tính, năng lực, tố chất, không gây căng thẳng, tạo được hứng thú cho học sinh khi tham gia tập luyện, luôn động viên khích lệ các em để giờ học đạt hiệu quả cao.
- Triển khai đổi mới phương pháp dạy và học gắn với đổi mới hình thức, phương pháp, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ học tập với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”. Một số biện pháp đổi mới dạy học:
+ Cải tiến phương pháp, kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học;
+ Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề; dạy học theo tình huống và tích hợp liên môn; dạy học định hướng hoạt động;
+ Tăng cường sử dụng phương tiện và công nghệ thông tin hợp lý hỗ trợ dạy học;
+ Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo;
+ Chú trọng các PPDH đặc thù bộ môn;
+ Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh.
- Việc thực hiện kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh cần bám sát vào chuẩn kiến thức kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh; theo Quyết định số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ về việc Ban hành Qui chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS-THPT; Công văn số 2642/BGDĐT-GDTrH ngày 04/5/2012 của Bộ về việc hướng dẫn cách đánh giá, xếp loại các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Thể dục.
- Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập, hoạt động giáo dục của mỗi học sinh ở mỗi lớp học, cấp học trong bối cảnh hiện nay cần:
+ Đánh giá được các năng lực khác nhau của mỗi học sinh;
+ Đảm bảo khách quan; công bằng; toàn diện; công khai; giáo dục và phát triển...
+ Quy định về kiểm tra thường xuyên (KTTX), kiểm tra định kì (KTĐK) như sau:
Học kì I | Học Kì II | ||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|
Khối | Lượt KTTX | Lượt KTĐK | KT HK | Lượt KTTX |
Lượt KTĐK |
KT HK | Ghi chú |
6 | 3 | 2 | 1 | 3 | 3 | 1 | |
7 | 3 | 2 | 1 | 3 | 3 | 1 | |
8 | 3 | 2 | 1 | 3 | 3 | 1 | |
9 | 3 | 2 | 1 | 3 | 3 | 1 |
- Từng bước đưa Thể Dục vào nề nếp. Tiếp tục thực hiện tốt việc kiểm tra thể lực học sinh theo Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT ngày 18/9/2008 của Bộ GDĐT qui định về đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên.
2. Đảm bảo các qui định về chuyên môn
- Hồ sơ chuyên môn:
+ Nhóm trưởng: Kế hoạch hoạt động công tác môn Thể Dục năm học (được BGH phê duyệt); Sổ sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn; Sổ dự giờ…
+ Cá nhân: Kế hoạch dạy học (được nhóm Trưởng (tổ Trưởng) thông qua và BGH phê duyệt); Sổ báo giảng; Giáo án (có thể soạn giáo án trên máy tính hoặc sử dụng giáo án cũ có bổ sung kiến thức mới);...
- Qui định 100% giáo viên lên lớp phải mặc trang phục thể thao.
- Đảm bảo tốt chế độ cho giáo viên đứng lớp giảng dạy môn Thể dục theo Quyết định số 51/QĐ-TTg, ngày 16/11/2012 qui định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao.
- Qui định trong giờ học thể dục 100% học sinh phải đi giày thể thao; khuyến khích các trường mặc đồng phục thể thao.
- Không xếp giờ dạy thực hành môn (TD) vào tiết 5 (buổi sáng) và tiết 1 (buổi chiều). Với các trường khó khăn về sân tập có thể bố trí giờ Thể dục trái với buổi học văn hoá và có thể xếp 2 tiết liền (trong điều kiện học trái ca) để tiện cho việc mặc đồng phục thể thao của học sinh khi tập luyện.
- Các trường tìm cách khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất: sân bãi, dụng cụ tập luyện, nâng cao hiệu quả sử dụng nhà thể chất, các đồ dùng, thiết bị dạy học được cung cấp và tự tạo các dụng cụ TDTT đơn giản, đa dạng, phù hợp với yêu cầu giáo dục và điều kiện thực tế của từng trường.
- Đảm bảo vệ sinh, an toàn tuyệt đối trong tập luyện. Cần lưu ý tới các trường hợp đặc biệt về sức khoẻ của học sinh (các bệnh mãn tính, cấp tính có nguy cơ bột phát liên quan đến vận động). Vận dụng linh hoạt việc đánh giá xếp loại đối với đối tượng này.
- Các trường bố trí 100% giáo viên chuyên trách để dạy môn Thể dục, tuyệt đối không bố trí giáo viên trái môn để giảng dạy môn Thể dục.
Lưu ý:
- Việc thi GVDG môn Thể dục tiến hành theo quy định tại các văn bản hướng dẫn của Sở GDĐT.
3- Hoạt động ngoại khoá
- Hướng dẫn học sinh ôn luyện bài thể dục buổi sáng, bài thể dục giữa giờ và bài thể dục chống mệt mỏi (hoặc bài thể dục nhịp điệu, bài dân vũ do giáo viên của trường biên soạn). Duy trì nền nếp thực hiện các bài thể dục nói trên đưa vào phần khởi động trong các giờ học thể dục chính khóa trong suốt năm học. Khi kết thúc buổi tập giáo viên (hoặc cán sự thể dục) điều khiển học sinh hô khẩu hiệu:
+ Rèn luyện thân thể: Đẩy mạnh học tập
+ Rèn luyện thân thể: Bảo vệ Tổ quốc
+ Rèn luyện thân thể: Kiến thiết đất nước
+ Thể dục - Khỏe
- Chỉ đạo các trường có điều kiện, trường học 2buổi/ngày thành lập các CLB TDTT: Bóng bàn, Bóng rổ, Bóng đá, Cầu lông, Đá cầu, Võ, Cờ tướng, Cờ vua, Dansport,... cho học sinh tập luyện ngoại khóa. Để duy trì hoạt động của các CLB TDTT này có thể sử dụng nguồn kinh phí được xã hội hóa để mua sắm thiết bị dụng cụ tập luyện, bồi dưỡng giáo viên, HLV huấn luyện.
Trên đây là một số định hướng chính chỉ đạo bộ môn Thể dục căn cứ vào các văn bản qui định, hướng dẫn của Bộ, Sở Phòng và tình hình thực tế ở địa phương để xây dựng Kế hoạch công tác của bộ môn.